2015
Thép ống

2015 trung tâm đào tạo seo Faceseo

Wednesday, December 9, 2015

Cách đi link hiệu quả nhất trong SEO

Như các bạn đã biết, trong nghề làm SEO thì mỗi người lại có một mô hình đi link khác nhau, không ai giống ai.
Và mỗi một mô hình nó lại có tác dụng và hiệu quả riêng tùy thuộc vào mục đích của người làm dịch vụ SEO – mong muốn kết quả nó như thế nào. Tuy nhiên theo tôi thì bạn cũng nên chọn cho mình một cách đi link độc đáo mới lại mà hiệu quả nhất nhé.
Đi link theo tiêu chí chất lượng hơn là số lượng và đi sao cho hiệu quả. Chứ không phải là đi link để lấy số lượng – có thể còn bị cho là spam và sẽ bị google phạt :). Chính vì vậy hãy tìm cho mình một list diễn đàn chất lượng.
Sau đây là các mô hình đi link phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo nên dùng mô hình nào sao cho phù hợp với doanh nghiệp hay mục đích cá nhân của bạn

1. Link Wheel ( mô hình liên kết bánh xe).



Cách xây dựng Link Wheel:

– Mỗi bài viết trên vệ tinh liên kết tới bài viết cần seo trên website chính và liên kết với các bài viết trên vệ tinh khác trong chuỗi vệ tinh.
Mỗi bài viết tại website vệ tinh sẽ có 2 back link 1 về bài viết website chính cần seo 1 về bài viết trên blog trong hệ thống. Những site vệ tinh liên kết thành 1 vòng tròn kín liên kết chặt chẽ với nhau với trục chính là website chính cần seo.

Ưu điểm: Với mô này, website chính sẽ nhận được rất nhiều backlink từ các website vệ tinh và tận dụng được nhiều sức mạnh từ các website vệ tinh. Vì vậy mà từ khóa sẽ nhanh lên TOP hơn so với các mô hình khác.

Nhược điểm: Do các website vệ tinh đều hướng backlink trở về website mục tiêu nên có thể bị các bộ máy tìm kiếm chú ý đến. Và nếu bạn đi link không hiệu quả hoặc một vệ tinh bị phạt có thể bị ảnh hưởng tới cả hệ thống.

2. Link Pyramid ( mô hình liên kết kim tự tháp).

Cách xây dựng Link Pyramid

– Kim tự tháp là mô hình đi link gồm nhiều tầng khác nhau:

Tầng 1 website con được đầu tư chăm sóc kỹ lưỡng các bài viết sẽ đẩy 1 back link về bài viết cần seo website chính.

Tầng 2 là hệ thống blog vệ tinh chất lượng các bài viết trên blog vệ tinh sẽ đẩy 1 back link về website con.

Tầng 3 hệ thống các bài viết PR trên các diễn đàn uy tín truyền giá trị cho hệ thống blog vệ tinh tầng 2.

Tầng 4 là tầng cuối cùng là hệ thống diễn đàn, mạng xã hội sẽ đẩy back link về bài viết PR giúp các bài PR nhận được nhiều giá trị nhất.

Ưu điểm: Hạn chế được tình trạng spam link cho website chính được bảo vệ bọc lót khá tốt lên top lâu ổn định.

Nhược điểm: Hạn chế về sức mạnh vì cơ chế link 1-1-1-1-1 phân cấp từ thấp đến cao tốn nhiều nhân lực và tiền bạc do có nhiều tầng.

Nếu bạn đang băn khoăn, nếu bạn đã nghe nói đến dịch vụ SEO mà chưa hình dung ra như thế nào, nếu bạn muốn tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến SEO, hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn.
Tags: đào tạo SEO 

12 cách giữ chân người dùng ở lại website của bạn

Kiến thức SEO: 12 cách giữ chân người dùng ở lại website của bạn. Bạn nghĩ gì khi đầu tư mấy giờ đồng hồ để viết một nội dung chất lượng chuẩn Seo cho website nhưng người dùng lại không mấy quan tâm và hứng thú, họ chỉ đọc lướt qua rồi đi. Bạn muốn giữ chân người dùng ở lại với bạn và đặc biệt là sẽ sử dụng dịch vụ hay mua hàng trên website của bạn. 

Với tư cách là một người bán hàng và tham gia vào bán hàng trực tuyến trên internet và cơ hội kinh doanh thành công trên internet là một điều cực kỳ khó. Muốn khách hàng ở lại và mua hàng của bạn thì bạn nên có chiến lược riêng của mình để giữ chân khách hàng ngay lập tức.

12 cách giữ chân người dùng ở lại website của bạn
1. Đảm bảo nội dung website liên quan với từ khóa mục tiêu

Khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm với cụm từ khóa nào đó và website của bạn xuất hiện, hãy đảm bảo nội dung của bài viết chứa thông tin người dùng cần tìm. Nội dung liên quan từ khóa có trong title và metadescription của bài viết.

Sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn xuất hiện ở vị trí 1 với từ khóa “ công ty thiết kế website chuyên nghiệp” nhưng ai đó vào website của bạn lại thấy các dịch vụ về thiết kế biển hiệu, pano , in ấn…

Người dùng sẽ ngay lập tức thoát khỏi website của bạn như vừa chạm vào bức tường cao su khi họ không thấy thông tin cần thiết .

Đây chính là lý do tại sao bạn chỉ nên dùng một từ khóa muc tiêu trên mỗi trang hoặc mỗi bài đăng trên website.
2. Tránh đặt liên kết tới website khác trên trang chủ.

Các liên kết ở trang chủ thường khá bắt mắt và dễ làm cho khách truy cập click vào để tìm hiểu. Chính vì thế nếu nếu bạn để link out tới website khác thì tỉ lệ thoát khỏi website là rất cao.

Đây chính là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ Bounce rate (tỉ lệ thoát) đồng nghĩa với việc thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của website bị ảnh hưởng.

Thông thường các website sử dụng chương trình tiếp thị liên kết (affiliate) thường muốn tăng tỉ lệ click để kiếm tiền nên hay đặt ở trên cùng trang chủ, thay vì đó hãy liên kết tới một bài trong website giới thiệu về sản phẩm dịch vụ mà bạn thực hiện chương trình affiliate giúp người đọc đào sâu hơn một chút và ở lại website lâu hơn. Và tăng khả năng người đó sẽ ghé thăm website lần nữa

3. Sử dụng internal link liên quan

Bạn có một chuỗi bài viết liên quan đến nhau nhưng bạn không thể chia sẻ hết một lúc trong 1 bài website của mình, Điều giúp ích cho cả người dùng và bạn đó chính là : Liên kết đến các bài viết liên quan trong Blog của mình.

Người dùng không có nhiều thời gian và họ có nhiều lựa chọn giữa nhiều website chính vì thế việc đưa tận nơi những chủ đề liên quan với chủ đề khách đang đọc sẽ giữ chân họ được lâu hơn.

Việc giữ chân khách truy cập lâu hơn sẽ tăng khả năng họ sẽ là khách hàng của bạn vì vậy hãy luôn cung cấp những bài viết và video liên quan trong một bài viết .

Trên website bạn có thể sử dụng plugin có sẵn nếu là wordpress hoặc viết thêm chức năng như bài viết liên quan, các bài viết được quan tâm nhiều nhất sẽ gia tăng thêm thời gian ở lại của visistor.
4. Đưa ra câu hỏi, gợi sự tò mò hay cảm hứng tranh luận một nội dung gì đó?

Bạn nên thử đặt câu hỏi ở cuối mỗi bài viết, đây là cách để gợi nên sự tò mò hay thúc đẩy người dùng đưa ra quan điểm cá nhân của họ, tăng cường mối liên hệ giữa người viết và người đọc. Ngoài cách đặt câu hỏi ở cuối bài viết bạn cũng có thể đặt câu hỏi ở đầu hay ở tiêu đề của bài viết. Đánh thẳng vào tâm lý người dùng khi bài viết có nội dung hay thông tin họ đang quan tâm và thắc mắc.

Hãy giaỉ đáp thắc mắc về người dùng có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bạn đang muốn quảng cáo, giúp khách hàng hiểu sâu hơn về sản phẩm của bạn và giúp kích thích khách hàng comment và đưa ra ý kiến cho vấn đề bạn đưa ra. Với câu hỏi ở cuối mỗi bài viết sẽ giúp người đọc có phút suy tư với câu hỏi đó và thêm thời gian họ trả lời câu họi của bạn càng làm tăng tính tương tác của người đọc với bài viết.

Nếu khách hàng có lời hồi đáp, bạn cũng nên khẩn trương để hồi đáp lại khách hàng ngay. Ngoài ra bạn có thể mở ra những cuộc thảo luận trên bài viết để người đọc có thể trở lại xem thông tin, diễn biến

Hãy nhớ viết những chủ để có câu hỏi để khuyến khích người đọc tương tác, có khung comment đơn giản dễ thao tác, mở rộng thêm các chức năng comment bằng mạng xã hội như facebook , google+.
5. Trợ giúp, hướng dẫn người dùng

Người dùng sẽ có nhiều thắc mắc cần trợ giúp, và bạn sẽ chính là người giúp họ giải quyết những vấn đề họ đưa ra vì có những lúc người dùng thiếu thông tin nên họ sẽ không thể biết tường tận về vấn đề mà bạn đưa ra, hay về sản phẩm dịch vụ của bạn. Bạn nắm rõ điều đó nhất vì vậy hướng dẫn người đọc chính là nhiệm vụ của bạn.

Bạn cần phải chia sẻ thông tin trợ giúp người dùng và hãy luôn ghi nhớ trong mỗi bài viết rằng: Đặt câu hỏi của người dùng lên đầu, giúp họ giải quyết những thắc mắc

Đừng lo lắng đến việc họ có quay lại bài viết của bạn hay không, hãy viết những thông tin thực sự hữu ích, dồn hết tâm huyết, sự am hiểu của mình về sản phẩm để giải đáp những thắc mắc người dùng. Dù việc này chưa thể tăng nhanh thời gian lưu lại của người đọc, nhưng trong tương lai, đây sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng mối quan hệ thân tình giữa người đọc và người viết, và đem lại danh tiếng tốt cho blog của bạn như 1 địa chỉ đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

12 cách giữ chân người dùng ở lại website của bạn
6. Thu thập Email khách hàng

Với website chia sẻ thông tin để bán hàng trực tuyến thì việc thu thập email khách hàng là rất cần thiết để giữ mối liên hệ mật thiết.

Với những khách hàng quan tâm đến blog của bạn, họ muốn thường xuyên được cập nhật thông tin, bài viết mới nhất vì không phải ai cũng thường xuyên ra vào trang để đọc các bài viết mới nhất. Điều này giúp khách hàng quay trở lại trang rất nhiều và tỷ lệ chuyển đổi khách mua hàng rất cao.

Kết luận: Để khách hàng ở lại lâu trong Blog của bạn thì việc đầu tiên là bài viết của bạn thật hay và đúng mục tiêu người dùng. Cùng với các chiến lược trên sẽ giúp Blog của bạn thật sự hoàn hảo. Hãy áp dụng và bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể đó.
7. Đảm bảo nội dung dễ hiểu, dễ làm theo

Không có gì tệ hơn nếu bạn cố gắng giải thích một vấn đề và cuối cùng kết luận nó lại càng khó hiểu hơn.

Hãy viết với một luồng tư tưởng rõ ràng đơn giản để người đọc dễ dàng nắm bắt vấn đề. Bố trí internal link hợp lý để người đọc khám phá mọi ngóc ngách trên website như vậy sẽ giữ chân họ được lâu hơn
8. Sử dụng video, văn bản số

Người đọc có thể lướt qua bài viết trong vòng 20 giây nhưng nếu bạn chuyển được nội dung sang 1 video 5 phút thì người đọc cũng chờ đủ 5 phút để xem .

Bên cạnh đó bạn có thể chuyển đổi nội dung thành infographic chia sẻ lên slideshare và nhúng vào website. Những định dạng văn bản này dễ dàng giữ chân được người đọc lâu hơn trên website.
9. Giao diện bắt mắt, phù hợp, Anchor text phù hợp

Giao diện đẹp chính là một cách giúp người dùng ở lại với bạn. Khi họ bị màu sắc, phong thái của website hấp dẫn thì họ khó có thể rời đi ngay được.
10. Nội dung viết theo phong cách mới thú vị và hấp dẫn người đọc

Hãy sử dụng cách kể chuyện và nối dẫn truyện vui tươi, phá cách, dẫn dắt người đọc làm người đọc bị cuốn vào lời bạn nói.
11. Tránh quảng cáo quá nhiều

Sẽ không sao nếu trên trang web của bạn có một hoặc một vài mẩu quảng cáo nhỏ, dù xuất hiện tại trang chủ hay các trang con. Tuy nhiên, quảng cáo sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những khách hàng thân thiết khi đó là những quảng cáo nhấp nháy, lặp đi lặp lại hoặc cứ bật ra liên tục.
12. Tăng tốc độ tải website

Người dùng ngày nay khá là không kiên nhẫn, và thậm chí những chậm trễ nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đáng kể đến số lượt truy cập. Thanh lọc website của bạn bằng cách giảm kích thước hình ảnh, sử dụng caching plugin, và tránh để code có những yếu tố không cần thiết.

Chúc các bạn thành công!

Thursday, November 19, 2015

Hướng dẫn tạo sitemap.xml và sitemap.html cho website

Hướng dẫn tạo sitemap.xml và sitemap.html cho website

Trung tâm   đào tạo seo Faceseo.vn - Người dùng vào website của chúng ta đọc nội dung, làm thế nào để giới thiệu cho người dùng biết toàn bộ nội dung của website chúng ta có những gì? Điểm mạnh là gì? Sản phẩm là gì?
- Làm sao để website của chúng ta chuyên nghiệp hơn, bố cục logic hơn mà khách hàng khi vào website của chúng ta cần mua sản phẩm mà không bị lạc trong vô số bài viết về sản phẩm?
- Google Bots hay bots của bất cứ công cụ tìm kiếm nào đó vào website của chúng ta crawl dữ liệu để index, làm sao để chúng có thể thu thập được toàn bộ nội dung của website chúng ta mà không bị bỏ xót? Làm sao để mỗi nội dung mới của chúng ta khi viết lên lập tức được google index trong vòng 5 phút?
Để giải quyết ba vấn đề trên, hôm nay tôi xin tổng hợp các phương pháp được các chuyên gia SEO hàng đầu ở thế giới cũng như Việt Nam sử dụng.
Trong thủ thuật SEO đó là tạo sitemap cho google và tạo sitemap cho người dùng, sitemap trong website nó được coi như bản đồ của website vậy.
1. Tạo sitemap cho Google, hay còn gọi là tạo sitemap xml:a
- Cấu trúc của file Sitemap.xml:
Code sitemap
Trong này, ta chú ý tham số “priority” thang điểm từ 0-1, thang điểm này tỷ lệ thuận với độ quan trọng của từng link đó, thường thường thì link trang chủ được xếp 1 điểm và giảm dần cho đến category và post.
- Cách tạo và sử dụng sitemap.xml:
+ Đối với mã nguồn Wordpress ta có thể sử dụng plugin: Google XML Sitemap
sau khi cài đặt Plugin thì chúng ta vào cấu hình các tham số theo ý muốn theo cấu trúc đã giới thiệu bên trên.
+ Đối với blogspot ta có thể dùng mã: atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
Copy và đăng nhập vào trong tài khoản Webmaster Tool của website, chọn phần add sitemap và chèn đoạn code trên vào, các bạn có thể thay đổi tham số 1-500, mặc định nó sẽ thu thập những bài viết mới nhất và cho vào sitemap.
+ Còn lại đối với các mã nguồn khác thì chúng ta sử dụng một công cụ tạo sitemap online sau:
http://www.xml-sitemaps.com/
điền đường dẫn website của chúng ta vào đó và chọn tham số mặc định là always trong phần Change Frequency. Chú ý là trang website chỉ cho phép tạo sitemap tối đa là 500 link, nếu hơn chúng ta phải trả phí cho họ.
Sau khi tạo sitemap xong thì up 5 file: sitemap.xml, sitemap.xml.gz, sitemap.html, urllist.txt, ror.xml lên trên thư mục gốc hosting.
Sau đó chúng ta vào tài khoản Google Webmaster Tool và add sitemap để submit cái sitemap chúng ta vừa tạo.
2. Tạo sitemap cho người dùng hay còn gọi là tạo sitemap html:
Sử dụng File sitemap.html đã tải về từ trang http://www.xml-sitemaps.com/
Trong phần hướng dẫn trên để up lên host và lưu lại đường dẫn vào file đó, sử dụng đường dẫn này thêm vào trong website chỗ nào mà người dùng dễ theo dõi nhất.
Cách tạo sitemap.html trong Wordpress:
- Bước 1:
Tạo 1 file sitemap.php
Copy đoạn code trong file này vào trong đó, tải tại đây
Chú ý: Bạn cần thay đường dẫn file ảnh RSS :
/wp-content/themes/ten_theme/images/rss.png
thành của bạn.
- Bước 2:
Tạo một Page trong quản trị Wordpress đặt tên là Sitemap
Chọn hiển thị Template trong Page là kiểu Sitemap, sau đó lưu đường dẫn.
Hướng dẫn tạo sitemap.xml và sitemap.html cho website
- Bước 3:
Lấy đường đẫn bên trên đặt lên website chỗ nào mà khách hàng dễ dàng thấy nhất.
Trên đây, tôi xin tổng hợp các phương pháp đơn giản nhất trong tự học SEO và đem lại hiệu quả cao nhất trong SEO từ khóa.
2015 trung tâm đào tạo seo Faceseo